Home SỔ TAY XÂY NHÀ Tham khảo 39+ mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp cho nhà ở

Tham khảo 39+ mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp cho nhà ở

by admin

Thay vì sử dụng trần bê tông, trần nhựa thì sử dụng mẫu trần thạch cao nhà ống vừa mang lại nhiều giải pháp hữu ích cho nhà ở lại giúp căn nhà mang tính thẩm mỹ cao. Hãy cùng chiêm ngưỡng ngay những mẫu trần thạch cao đẹp cho căn nhà của bạn nhé.

Nhà ống là gì?

Tại các thành phố lớn mà tiêu biểu là hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, bất động sản có giá trị rất cao, việc phân chia đất đai cũng khó mà theo ý muốn. Vì thế mà các mảnh đất đa số có chiều ngang hẹp và chỉ được về chiều dài. Theo đó mà những ngôi nhà được thiết kế và xây dựng theo diện tích của nó. Từ đó mà nhà ống ra đời.

Mục đích của việc sử dụng những mẫu trần thạch cao nhà ống là làm cho người vào ngôi nhà cảm giác như ngôi nhà rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn. 

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là tổ hợp của các lớp vật liệu gồm: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư liên quan, giúp ngăn cách các khu vực chức năng hoặc làm đẹp cho trần nhà một cách thẩm mĩ. Chức năng chính của các vật liệu trên cụ thể là:

  • Khung xương: Cố định hệ trần theo một khung xương có sẵn, tối ưu tính vững chắc để lên thạch cao và sơn bả.
  • Tấm trần thạch cao: là bộ phận liên kết trực tiếp với khung xương thông qua vít chuyên dụng, tạo độ phẳng cho trần.
  • Sơn bả: tạo độ mịn, đều màu cho mặt trần.

Trần nhà thạch cao trang trí hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Trong không gian thiết kế nội thất, trần thạch cao góp một phần vô cùng quan trọng giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ. Trần nhà thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.

Trần thạch cao là vật liệu xây dựng, hoàn thiện nội – ngoại thất không còn quá xa lạ, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian, từ phòng khách, bếp, cho đến phòng ngủ.

Một trong những không gian luôn có sự góp mặt hoàn thiện của trần thạch cao để làm đẹp, đem đến những nét sang trọng chính là phòng khách.

Ứng dụng trần thạch cao nhà ống cho phong cách tân cổ điển

Ứng dụng trần thạch cao nhà ống cho phong cách tân cổ điển

Cấu tạo của mẫu trần thạch cao nhà ống

Thanh chính: là thanh chịu lực được treo trên trần nhà cùng với các ty treo và tăng đơ.

Thanh phụ: liên kết với các thanh chính, thanh này tiếp xúc trực tiếp với tấm trần thạch cao.

Thanh viên: Là cách thanh liên kết giữa vách (tường) cùng với các thanh chính và thanh phụ.

Tấm thạch cao: Đây là tấm được liên kết với các thanh phụ, thanh chính, thanh viên để phủ hệ thanh xương tạo nên mặt bằng hoàn chỉnh.

Các phụ kiện khác: Đây là các phụ kiện thường được dùng để liên kết các thanh với nhau tạo ra hệ thống trần hoàn chỉnh.

Phân loại các mẫu trần thạch cao nhà ống

Trần thạch cao nổi 

Trần thạch cao khung nổi còn được gọi là trần thả, được lắp đặt với 1 phần thanh xương lộ ra ngoài. Trần nổi được dùng để che khuyết điểm về thẩm mỹ của công trình như: đường dây điện, ống nước, cáp quang…phía dưới trần bê tông hoặc mái tôn.

Trần thạch cao nổi được ứng dụng trong các không gian rộng như: hội trường, hành lang, nhà xưởng, văn phòng… Trần nổi với ưu thế dễ lắp đặt, tải trọng nhẹ, dễ tháo lắp để bảo trì sửa chữa hệ thống cơ điện, báo cháy bên trên. Đồng thời, trần thả nổi có nhiều hoa văn đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

Ưu điểm: 

  • Việc thi công dễ dàng, đơn giản giúp tiết kiệm chi phí
  • Sửa chữa, tháo lắp dễ dàng, khi xảy ra sự cố chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng và thay bằng tấm mới.
  • Lắp đặt đường dây, thiết bị, hệ thống thông gió trên trần thuận tiện.
  • Trần ít bị co võng sau thi công khi thời tiết thay đổi.

Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc thay đổi mẫu mã do sử dụng những tấm thạch cao có kích thước cố định.
  • Tạo cảm giác không gian như bị chia vụn với các trần kích thước nhỏ. Bởi vậy mà trần nổi thường ít được sử dụng cho các không gian nhỏ. Chúng thường được ứng dụng cho các công trình lớn như nhà xưởng, hội trường.

Trần thạch cao chìm 

Trần có phần khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Đây cũng là một trong các mẫu trần thạch cao đẹp cho nhà ống được yêu thích nhất.

Trần chìm mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian nhờ việc dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết. Nổi bật của hệ trần chìm là các thiết kế trần thạch cao uốn cong, giật cấp theo nhiều hình dạng khác nhau. Bạn có thể kết hợp với nhiều loại đèn trang trí mang đến một vẻ đẹp tinh tế và trang nhã cho phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp.

Có hai loại trần chìm là trần giật cấp và trần phẳng:

Trần phẳng

Bề mặt trần sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng được gọi là trần thạch cao phẳng. Nó được kết cấu từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Ưu điểm:

  • Thi công đơn giản, tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Sự giản lược về chi tiết giúp tạo cảm giác rộng rãi cho không gian.
  • Phù hợp để thiết kế nội thất căn hộ chung cư.

Nhược điểm:

  • Bị hạn chế về mẫu mã.
  • Nếu đội thợ thi công không chuyên nghiệp dễ bị lộ các lỗi. Chẳng hạn, việc xử lý các mối nối trong quá trình thi công không cẩn thận sẽ làm trần bị gồ lên hoặc sơn không đều. Chỉ cần đứng quay mặt về phía ánh sáng, lỗi này sẽ dễ dàng bị phát hiện.

Trần thạch cao giật cấp

Loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau gọi là trần thạch cao giật cấp. Đây là kiểu trần chứa nhiều giá trị nghệ thuật nhất.

Mẫu trần thạch cao nhà ống giật cấp hiện đại

Mẫu trần thạch cao nhà ống giật cấp hiện đại

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao, kiểu mẫu đa dạng, tăng tính sang trọng, hiện đại và quyến rũ cho ngôi nhà.
  • Phù hợp với tất cả không gian, các phong cách thiết kế kiến trúc nội thất.

Nhược điểm:

  • So với trần nổi sẽ tốn nhiều công sức hơn do quá trình thi công phức tạp.
  • Phải sửa chữa toàn bộ nếu trần bị hỏng.

Ngoài việc phân chia theo cấu tạo, trần nhà thạch cao còn được chia theo chức năng và phong cách:

  • Theo chức năng: có trần chống cháy, trần chống ẩm, trần cách âm,…
  • Theo phong cách: Trần thạch cao hiện đại, cổ điển, tân cổ điển.

Mỗi một loại trần đều có những ưu nhược điểm riêng biệt. Người thi công cần phải khảo sát thật kỹ và lựa chọn loại trần phù hợp với công trình. Ngoài ra, độ bền của sản phẩm cũng cần phải lưu ý, nên lựa chọn tấm thạch cao của thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng.

Tại sao mẫu trần thạch cao nhà ống được sử dụng nhiều?

Sở dĩ trần thạch cao thường được sử dụng nhiều để trang trí cho nội thất phòng khách thay cho trần gỗ, trần bê tông bởi:

Trần thạch cao có tính linh động, dễ tháo lắp, thi công nhanh gọn mà không ảnh hưởng tới cấu trúc trần cũng như hệ thống dầm chung của ngôi nhà

Thạch cao không gây độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người thi công lẫn người sử dụng

Mẫu trần thạch cao nhà ống an toàn và thân thiện với môi trường

Mẫu trần thạch cao nhà ống an toàn và thân thiện với môi trường

Thạch cao có khả năng chống cháy, cách âm, tiêu âm, chống ẩm, chịu nhiệt vv…

Đa dạng về kiểu loại tạo hiệu ứng thẩm mĩ linh hoạt: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Mỗi loại có một ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nhiều loại mặt bằng căn hộ khác nhau.

Trần thạch cao dễ tạo hình, giúp chủ nhà và kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo với những mẫu thiết kế trần thạch cao khác nhau về hình khối và họa tiết trang trí.

Trần thạch cao có độ bền dài, cũng tương đồng với độ bền của đồ nội thất nên sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí bảo dưỡng cũng như đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Với những ưu điểm về mẫu mã, kiểu dáng, độ bền và cách thức thi công dễ dàng, trần thạch cao ngày càng trở thành vật liệu hoàn thiện nội thất phòng khách quan trọng của các căn hộ chung cư cũng như các mẫu biệt thự, nhà phố.

Ưu điểm khi sử dụng mẫu trần thạch cao nhà ống

Trước tiên chúng ta cần biết một số ưu điểm của trần thạch cao so với trần bê tông, trần nhựa… để lựa chọn mẫu mã phù hợp nhất với căn nhà của mình và không bị thụ động trong quá trình thi công thiết kế. Như thực trạng xây dựng hiện nay nhà ống được lựa chọn thiết kế ngày càng nhiều bởi nó phù hợp với kinh tế của đại đa số dân chúng nước ta. Do vậy các mẫu trần thạch cao cho nhà ống cũng đa dạng và nhiều mẫu mã theo: 

  • Ưu điểm đầu tiên chúng ta dễ dàng nhận thấy khi thi công trần thạch cao cho nhà ống sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các mẫu nhà khác, bởi nó không quá cầu kỳ và đòi hỏi nhiều chi tiết phức tạp nên khi thi công sẽ rút ngắn được nhiều thời gian.
  • Tiếp theo mẫu trần thạch cao cho nhà ống phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình, không quá dư giả về tiền bạc mà vẫn sở hữu được ngôi nhà có trần thẩm mỹ.
  • Tiếp nữa trần thạch cao có khả năng cách âm cách nhiệt rất tốt, hơn nữa tính thẩm mỹ lại cao nên mang đến cho ngôi nhà diện mạo mới lung linh hơn.
  • Một ưu điểm rất lớn nữa mà mẫu trần khác không mang lại được đó là khi trần thạch cao thì đường dây điện trong nhà không còn lằng nhằng ở bên ngoài nữa, mà được che dấu cẩn thận bên trong, khiến căn nhà trở nên đẹp và gọn gàng hơn.
Mẫu trần thạch cao nhà ống có giá trị thẩm mỹ cao

Mẫu trần thạch cao nhà ống có giá trị thẩm mỹ cao

Chọn mẫu trần thạch cao nhà ống phòng khách đẹp 

Phong cách trang trí nội thất nhà đẹp luôn luôn có sự biến đổi từng ngày. Những KTS trên thế giới không ngừng sáng tạo để thổi hồn cho các thiết kế của mình khiến nó trở nên đẹp hơn, mới hơn. Đối với trần thạch cao cũng vậy.

Nhờ cấu tạo đơn giản, cách thi công linh hoạt nên trần thạch cao phòng khách cũng là 1 yếu tố trang trí nội thất thường xuyên được cập nhật mới về phong cách thiết kế.

Vì vậy, nếu bạn không muốn phòng khách nhà ống của gia đình mình bị tụt hậu về phong cách thiết kế, nên tham khảo xu hướng thiết kế trần thạch cao mới nhất.

Xu hướng thiết kế trần thạch cao tại Việt Nam và trên thế giới có những biến đổi như thế nào? Và liệu xu hướng đó có hợp “gu” của bạn hay không?

Bước sang năm mới công ty đã kịp cập nhật 3 xu hướng mới cho trần thạch cao phòng khách nhà ống mà quý vị có thể tham khảo ngay sau đây:

– Phong cách thiết kế hiện đại, đơn giản 

Trần thạch cao nhà ống khá khó thiết kế. Nó đòi hỏi sự hài hòa với độ rộng, chiều dài không gian, lại phải tạo được độ thoáng tối đa. Chính vì vậy, hiện nay nhiều KTS và gia chủ chuộng lựa chọn các mẫu trần thạch cao đơn giản, phong cách hiện đại cho nhà ống.

Điểm chung của các thiết kế này thường chỉ giật 1 cấp nhỏ bên dưới, hệ thống đèn led được lắp rải đều quanh cấp trần bên dưới, ở giữa trần trang trí bằng đèn hộp hoặc đèn chùm nho nhỏ.

 Tưởng đơn giản nhưng dường như đây lại là cách thiết kế phù hợp nhất với không gian nhà ống. Nó vừa giúp cung cấp ánh sáng đều cho toàn bộ không gian – Điều mà bản chất nhà ống rất cần lại vừa tạo độ thông thoáng tối ưu nhất.

– Các mẫu trần phẳng đẹp, độc đáo được sử dụng nhiều hơn

Trần thạch cao phẳng vốn ít được sử dụng vì được cho là đơn điệu không đặc sắc. Nhưng theo xu hướng mới, trần phẳng rất được chuộng cho phòng khách nhà ống. Chỉ cần nhấn nhá thêm bằng 1 vài dây đèn rọi hay 1 chiếc đèn chùm tinh tế nó cũng đủ khiến không gian trở nên thật nổi bật.

– Trần giật cấp kết hợp phào chỉ được sử dụng phổ biến

Trần thạch cao phòng khách nhà ống ít khi được thiết kế theo phong cách cổ điển. Nhưng những gia đình thích sự sang trọng, đẳng cấp của kiểu trần cổ điển vẫn có thể lựa chọn các mẫu trần tân cổ điển với những phào chỉ thạch cao dát vàng được dán khéo léo trên trần, xung quanh các viền giật cấp.

Tiêu chí cho mẫu trần thạch cao nhà ống

Như đã nói ở trên, làm trần thạch cao cho nhà ống, nhà phố không hề đơn giản. Các mẫu trần đẹp không những phải thu hút được sự chú ý, tạo thành điểm nhấn cho không gian mà còn phải đáp ứng tốt các tiêu chí phong thủy nhà ở.

Mẫu trần thạch cao nhà ống cần tạo điểm nhấn cho không gian

Mẫu trần thạch cao nhà ống cần tạo điểm nhấn cho không gian

Thiết kế phù hợp, tạo được độ thoáng cho không gian

Trần nhà ống, nhà phố dài, hẹp ngang tuy nhiên mỗi không gian lại được phân chia diện tích khác nhau nên người KTS thiết kế trần phải lưu ý đến đặc điểm này.

Thông thường phòng khách nhà ống sẽ là không gian được chia diện tích lớn nhất. Với các phòng ngủ hay phòng chức năng diện tích sẽ nhỏ hơn nên khi chọn mẫu thiết kế trần thạch cao các gia đình phải cực quan tâm đến đặc điểm này. Không thể áp dụng cùng 1 lối thiết kế cho toàn bộ không gian.

Dù chọn thiết kế trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ nhà ống theo kiểu nào, mục đích cuối cùng của chúng vẫn phải là hướng đến cái đẹp, sự thông thoáng tối đa.

Chính vì vậy, khi làm trần thạch cao nhà ống, KTS và các gia chủ thường chuộng những mẫu thiết kế đơn giản, hiện đại không quá nhiều chi tiết rườm rà, rối mắt. Riêng với không gian phòng khách bao giờ cũng có những vị trí trung tâm được nhấn mạnh. Những vị trí đó thường có thiết kế giật cấp và tô đậm bằng hệ thống đèn chùm, đèn hộp độc đáo, thu hút sự chú ý.

Với trần thạch cao phòng ngủ nhà ống 1 số thiết kế được sử dụng phổ biến như trần phẳng, trần giật cấp hở nhẹ nhàng hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo mô hình không gian thực tế.

Chuẩn phong thủy

Vì nhà phố chạy dài nên chắc chắn trần sẽ tồn tại rất nhiều xà ngang đè nén. Với phòng khách sẽ khiến đường công danh, tài lộc của gia chủ gặp trắc trở. Còn đối với phòng ngủ nó lại khiến bạn khó có những giấc ngủ ngon. Do đó làm trần thạch cao sẽ che đi được các xà ngang này, hóa giải điểm xấu trong phong thủy.

Một trong số những nhược điểm của nhà ống là thiếu ánh sáng, dẫn đến thiếu sinh khí và không tốt cho phong thủy. Do đó làm trần thạch cao nhà phố dường như là phương pháp hóa giải tốt nhất.

Các tấm thạch cao dễ dàng tạo hình và dễ cắt gọt. Vì vậy bạn có thể chọn các vị trí lắp đèn led âm trần trải đều theo chiều dài trần để cung cấp ánh sáng chan hòa cho toàn bộ không gian. Một phòng khách sáng sủa, thông thoáng chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn 1 nơi tối tăm, thiếu sinh khí phải không nào.

Mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp cho nội thất tân cổ điển

Mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp cho nội thất tân cổ điển

Một số lưu ý khi sử dụng mẫu trần thạch cao nhà ống

Nhà ống diện tích bề ngang nhỏ nên khi trần thạch cao cần chọn những mẫu phù hợp để ngôi nhà trông rộng rãi và cao thoáng hơn so với diện tích thực tế.

Trần thạch cao rất kị với nước, nếu bị ngấm nước sẽ gây ra hiện tượng ố vàng mất thẩm mỹ. Do vậy, trước khi lắp đặt bạn hãy kiểm tra kỹ càng phần mái của ngôi nhà. Nếu bị thủng hay rò rỉ nước cần được điều chỉnh trước khi lắp trần thạch cao.

Trong trường hợp lâu ngày bạn thấy có hiện tượng trần thạch cao bị co lại do xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt là khu vực trét xi măng. Vết nứt sẽ lớn dần theo thời gian và gây mất thẩm mỹ, thiếu an toàn. Cho nên cần tiến hành sơn sửa khi vết nứt mới xuất hiện.

Mẫu trần thạch cao nhà ống đồng bộ với không gian

Khi lựa chọn mẫu trần thạch cao đẹp phòng khách, cần chú ý chọn mẫu thiết kế phù hợp với phong cách tổng thể của ngôi nhà. Nếu như nội thất theo phong cách hiện đại thì không nên lựa chọn mẫu trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển bởi điều này sẽ khiến không gian phòng khách bị mất đi tính cân bằng cũng như tính thẩm mỹ.

Phù hợp với nhu cầu

Đối với những phòng khách gần đường lớn xe cộ qua lại, nên lựa chọn những mẫu trần phòng khách có thiết kế dày, cách âm tốt nhằm mục đích chống ồn tốt.

Đối với những phòng khách trong nhà chung cư hay biệt thự thì nên lựa chọn mẫu trần phòng khách đẹp nhập khẩu để tôn lên vẻ đẹp đẳng cấp cho không gian.

Đối với những phòng khách trong các mẫu nhà phố, nhà ống,…gia chủ có thể lựa chọn các mẫu trần cá tính, thiết kế độc đạo, phong cách yêu thích của riêng mình.

Chọn hệ khung xương cho mẫu trần thạch cao nhà ống

Thường trung bình mỗi tấm trần thạch cao phòng khách sẽ nặng khoảng 20kg, khi kết hợp cùng các phụ kiện trang trí như đèn chùm, đèn chiếu sáng, quạt,…thì trọng lượng có thể tăng lên gấp đôi. Chính vì vậy, việc đầu tư một hệ khung xương vững chắc là vô cùng cần thiết vừa để sử dụng lâu dài, an toàn vừa mang tính thẩm mỹ.

Mẫu trần thạch cao nhà ống bằng gỗ

Mẫu trần thạch cao nhà ống bằng gỗ

Sử dụng màu sắc sáng cho trần thạch cao

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế phòng khách, nó quyết định đến tính thẩm mỹ cho cả không gian.

Khi lựa chọn trần thạch cao cho phòng khách nên lựa chọn màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng như màu trắng sữa, hồng nhạt, xanh lam, vàng nhạt,…sẽ giúp không gian phòng khách trở nên ấm cúng, thoáng mát và rộng rãi hơn rất nhiều.

Tránh chọn những gam màu tối, đậm như màu đen, nâu đất, xanh đậm,..gây cảm giác nặng nề, u ám và khiến tâm trạng người ở không tốt.

Lưu ý khi thi công mẫu trần thạch cao nhà ống

Lựa chọn mẫu trần thạch cao nhà ống phù hợp với không gian

Lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp là một trong những khâu đầu tiên và khá quan trọng trong việc sử dụng trần thạch cao cho nhà ống. Do đó anh/chị cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia trần thạch cao chuyên nghiệp. Một mẫu thiết kế trần thạch cao tốt phải đảm bảo được các yếu tố như mang lại cảm giác thông thoáng, mở rộng chiều cao, chiều sâu cho không gian…

Lựa chọn mẫu trần thạch cao nhà ống phù hợp mục đích sử dụng

Mỗi khu vực trong căn nhà sẽ có yêu cầu khác nhau về không gian. Với các mẫu trần thạch cao phòng khách nhà ống, ngoài tính thẩm mỹ chúng phải đảm bảo về độ bền và chất lượng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thạch cao khác nhau.

Trước khi thi công trần thạch cao

  • Yêu cầu đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện

Để thực hiện được việc đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện, các đội thợ cần phải đọc bản vẽ mặt bằng thiết kế cơ điện. Sau đó, lập bản vẽ thi công lắp đặt xương trần sao cho tránh vị trí vướng thiết bị điện. Ưu điểm của việc này sẽ đảm bảo sau này khi khoét các lỗ đèn sẽ không phải cắt xương, ảnh hưởng đến độ chắc chắn, độ phẳng và thẩm mỹ của trần. Tuy nhiên, do đặc thù nên khi thi công sẽ tốn vật tư và nhân công.

  • Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới bắn tấm

Yêu cầu này để đảm bảo dễ dàng kiểm tra chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm, các vị trí sẽ phải gia cố trước khi bắn. Trần sẽ chắc chắn hơn, khi bắn tấm không bị võng xệ trần.

Cách thi công trần thạch cao

Thi công trần thạch cao nổi

Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà:

Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Tiếp đến ta sẽ đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà trên vách hay trên cột. Thông thường người ta sẽ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.

Thi công mẫu trần thạch cao nhà ống dạng nổi

Thi công mẫu trần thạch cao nhà ống dạng nổi

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1 ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường. Tùy thuộc vào loại vách mà ta sẽ có cách làm khác nhau. Thông thường sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà.

Cũng tùy theo loại tường mà khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.

Bước 3 + 4: Phân chia trần nhà

Khi phân chia trần nhà cần đảm bảo được sự cân đối giữa bề rộng của tấm trần và khung bao. Phân chia trần nhà cũng phải có khoảng cách thích hợp. Khoảng cách giữa tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 60 x 120cm; 61 x 122cm; 60 x 60cm hoặc 61 x 61cm.

Bước 5: Móc treo trần thạch cao

Móc treo trần thạch cao phải cách nhau từ 120 đến 122cm

Các điểm treo trần thạch cao thả nên có khoảng cách là 120 – 122cm. Khoảng cách từ móc treo đầu tiên đến vách phải đạt 60cm (tùy theo diện tích mặt bằng trần mà khoảng cách này có thể là 61cm). Các điểm treo cần phải được khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép. Cần sử dụng mũi khoan 0,8cm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở.

Bước 6: Móc và liên kết các thanh dọc

Các thanh chính được nối với nhau bằng các lỗ liên kết chéo trên 2 đầu. Các móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 80–120cm.

Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1

Theo cách làm trần thạch cao thả thông dụng, các đầu ngàm của thanh phụ sẽ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính (khoảng cách là 60cm hoặc 61cm).

Bước 8: Liên kết thanh phu 2

Các thanh phụ 2 được dùng để liên kết với các thanh phụ 1 (VT1200 hoặc VT1220). Kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 60cm (hoặc 61cm).

Bước 9: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi

Điều chỉnh khung trần phải được thực hiện ngay sau khi lắp đặt xong. Cần phải đảm bảo khung được phẳng và ngay ngắn. Độ cao của trần nhà cũng cần phải được kiểm tra lại bằng máy lazer hay phương pháp dăng dây chéo sao cho phù hợp với thiết kế.

Thi công mẫu trần thạch cao nhà ống dạng nổi

Thi công mẫu trần thạch cao nhà ống dạng nổi

Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung trần

Kích thước của các tấm cần sử dụng là:

  • Tấm 59,5 x 119cm cho hệ thống 60 x 120cm.
  • Tấm 60,5 x 121cm cho hệ thống 61 x 122cm.
  • Tấm 59,5 x 59,5cm cho hệ thống 60 x 60cm.
  • tấm 60,5 x 60,5cm cho hệ thống 61 x 61cm.

Các tấm sẽ được đặt vào trong hệ thống khung đã được lắp đặt sao cho thật phẳng.

Bước 11: Xử lí viền trần thạch cao

Cách xử lý viền trần thạch cao thả thông dụng:

  • Đối với mặt tấm trần: Dùng lưỡi dao bén hoặc cưa răng vạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm trần tra theo hướng đã vạch sẵn, tiếp tục dùng dao rọc phần giấy còn lại.
  • Đối với sườn trần: Thường sẽ được dùng kéo (hoặc cưa) để cắt.

Bước 12: Hoàn thiện trần thạch cao thả

Sau khi đã hoàn thành các công đoạn ta sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu và bàn giao. Yêu cầu cho khâu này là cân chỉnh lại các khung theo đúng độ cao, vuông góc và đều nhau. Khung và mặt tấm trần thạch cao cần phải được làm sạch sẽ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ.

Thi công trần thạch cao chìm

Về cơ bản các bước thi công trần thạch cao chìm cũng tương tự như cách đóng trần thạch cao thả. Chỉ khác ở một số bước cơ bản. Thi công trần chìm được ứng dụng nhiều trong .

Bước 1: Xác định về độ cao của trần

Ta sẽ dùng thước đo chiều cao của trần nhà và đánh dấu bằng ống nivo hay tia laser. Tiếp đến ta sẽ đánh dấu vị trí của mặt bằng trần nhà trên vách hay trên cột. Thông thường người ta sẽ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.

Thi công mẫu trần thạch cao nhà ống dạng chìm

Thi công mẫu trần thạch cao nhà ống dạng chìm

Bước 2: Cố định các thanh viền tường

Dựa vào những đánh dấu ở trong bước 1 ta sẽ tiến hành cố định các thanh viền tường. Tùy thuộc vào loại vách mà ta sẽ có cách làm khác nhau. Thông thường sẽ sử dụng búa đóng đinh thép hoặc khoan để cố định thanh viền tường vào tường nhà.

Cũng tùy theo loại tường mà khoảng cách cố định cũng khác nhau thế nhưng không được vượt quá 30cm.

Bước 3: Phân chia khoảng trần

Đối với cách thi công trần thạch cao chìm khoảng cách phù hợp nhất giữa tâm điểm thanh chính so với thanh phụ là 80–90cm.

Bước 4: Móc treo trần thạch cao

Sử dụng mũi khoan 0,8cm, liên kết với các pát và tắc kê để cố định các điểm treo. Tương tự như trần thạch cao thả khoảng cách giữa các ty là 120cm và ty gần nhất với vách là 61cm.

Bước 5: Lắp các thanh chính:

Khoảng cách 80–120cm. Chuẩn kỹ thuật là 100cm.

Bước 6: Lắp thanh phụ

Các thanh phụ sẽ được lắp gián tiếp hoặc trực tiếp. Cần chỉnh lại cho phẳng, đều nhau sau khi đã lắp xong.

Bước 7: Cách lắp ghép tấm trần thạch cao chìm

Tấm thạch cao thứ 1:

  • Kiểm tra độ nguyên vẹn của tấm thạch cao.
  • Tấm thạch cao cần được vít chặt, khoảng cách các vít tối đa là 2cm.
  • Khi lắp đặt phải tạo sự vuông góc giữa chiều dài của tấm thạch cao và thanh phụ.

Lắp tấm thạch cao thứ 2: Phải bắt lệch với thanh phụ và chú ý để chừa 1 khe hở nhỏ. Cứ như thế lặp lại cho đến hết.

Bước 8: Xử lý bột trét phủ kín các mối nối

Phủ kín bằng bột bả các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Khi thực hiện công đoạn này cần phải đảm bảo phủ kín bề mặt và phẳng tránh tạo ra các gợn sóng mất mỹ quan. Để tránh bong nứt các tấm nên được dán băng keo lưới bề mặt lúc sơn bả.

Mẫu trần thạch cao nhà ống dạng chìm đẹp

Mẫu trần thạch cao nhà ống dạng chìm đẹp

Bước 9: Hoàn thiện

Cắt cưa xử lý viền trần, vệ sinh và hoàn thiện trần thạch cao chìm.

Mong rằng qua những chia sẻ của DreamHouse, bạn đã tìm được mẫu trần thạch cao nhà ống đẹp, tiện nghi cho tổ ấm của mình nhé.

Related Articles

Leave a Comment