Cầu thang đối với nhà ống được xem là linh hồn của căn nhà. Cho nên việc chú ý đến phong thủy cầu thang nhà ống là cần thiết để mang đến nhiều tài lộc và may mắn hơn cho gia chủ.
Nguyên tắc phong thủy cầu thang nhà ống
Để có thể bố trí lắp đặt cầu thang hợp phong thủy, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những nguyên tắc “Vàng” trong cách bố trí cầu thang trong nhà ống sau đây:
An toàn
An toàn là nguyên tắc đặt lên hàng đầu trong cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống. Đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Vì vậy các thông số kỹ thuật từ kích thước, khoảng cách, độ cao, độ chênh lệch giữa các bậc cầu thang phải được đảm bảo chính xác.
Thường các mẫu cầu thang nhà ống chuẩn có độ rộng trung bình từ 75- 120cm; chiều cao của bậc thang khoảng 24 đến 27; cầu thang không quá dốc hoặc quá hẹp; đặc biệt khi thiết kế cầu thang cần phải có lan can đảm bảo an toàn cho các thành viên.
Kích thước cầu thang nhà ống như vậy sẽ đảm bảo an toàn, cầu thang không bị quá hẹp hay quá dốc, lên xuống không mỏi và mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của bậc thang đến mặt trên của tay vịn với kích thước chuẩn khoảng 90cm.

Phong thủy cầu thang nhà ống cần đảm bảo được độ an toàn, thẩm mỹ và không gian
Cách đặt chiếu nghỉ trong phong thủy cầu thang nhà ống
Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi đi cầu thang, thường ở vị trí gấp khúc của cầu thang. Theo quy tắc chuẩn thì chiếu nghỉ không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang, đồng thời phải hợp lý và thuận tiện cho việc đi lại.
Chiếu nghỉ thường được bố trí ở vị trí khoảng giữa của số bậc thang, thông thường là khoảng bậc 13 đến 15. Riêng với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì gia chủ có thể tùy ý đặt chiếu nghỉ sao cho phù hợp nhưng nên đặt ở bậc lẻ.
Ngoài ra ở một số công trình như nhà phố có diện tích chiều ngang nhỏ hơn rất nhiều so với chiều sâu thì khi bố trí cầu thang nhà ống thường được kết hợp với giếng trời mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên, gió, không khí, giúp cho không gian nhà thêm thông thoáng, sáng sủa.
Yếu tố thẩm mỹ
Nhà ống thường có diện tích nhỏ, hẹp bề ngang. Vì vậy nếu không bố trí hợp lý sẽ khiến ngôi nhà càng trở nên chật chội. Cầu thang thẳng, cầu thang chữ L…thường là sự lựa chọn tối ưu cho ngôi nhà ống.
Chú ý phong thủy
Nhiều gia đình gặp rắc rối khi chọn nhầm hướng đặt cầu thang, vị trí dựng cầu thang. Vì vậy để mang lại may mắn cho gia chủ thì quý vị cũng cần đặc biệt chú ý đến yếu tố phong thủy khi lắp đặt cầu thang.
Tiết kiệm không gian
Đối với những ngôi nhà nhỏ hẹp thì việc tiết kiệm không gian được quan tâm hàng đầu, và dĩ nhiên diện tích dành cho cầu thang cũng bị co kéo. Trường hợp này, gia chủ nên nhờ kiến trúc sư thiết kế cầu thang nhà ống hình xoắn ốc đặt ở góc nhà.
Hoặc nếu không nên tận dụng những không gian thừa dưới gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh hay tủ đựng đồ. Sáng tạo hơn, bạn có thể cải biên “không gian chết” này thành tiểu cảnh sân vườn. Có hai cách bố trí là tiểu cảnh sân vườn khô và tiểu cảnh sân vườn nước, gia chủ có thể sử dụng các hòn non bộ, sỏi, chậu cây cảnh, ống trúc nồi niêu cổ để đen đến một điểm nhấn cực kì nổi bật cho không gian nhà mình.
Hình dáng phong thủy cầu thang nhà ống
Theo phong thủy, cầu thang nhà ống uốn lượn hình ” long bàng” là tốt nhất. Hoặc bạn có thể lựa chọn các mẫu cầu thang tương tự như cầu thang xoắn ốc, cầu thang tròn. Bởi nó không có chiếu nghỉ nên sẽ tiết kiệm không gian cho căn nhà.
Tuy nhiên bạn không nên đặt cầu thang xoắn ốc tại vị trí giữa. Bởi nó sẽ tạo ra khí xoắn quanh cột, dương khí theo đó cuộn xoắn và vần vũ trong nhà. Tác động xấu đến gia chủ, nhất là nam giới.
Lựa chọn cầu thang uốn lượn mềm mại quanh nhà; Giúp chủ nhà phô bày được phong cách cũng như tạo điểm nhấn cho không gian. Cầu thang phải có chiều ngang rộng, trung bình kích cỡ là 90cm thì mới tạo đủ khí lực để chống đỡ cho cả căn nhà.
Cầu thang xương cá cũng là một trong các hình dáng cầu thang cấm kỵ khi thiết kế nhà ống. Thiết kế cầu thang xương cá khiến gia chủ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, tim mạch, huyết áp….
Do cấu trúc xương cá của cầu thang thể hiện tại các điểm hở ở phần xương sống của bậc thang. Gây nên hiệu ứng sung sát cho lườn xương sống. Đây là mẫu hình dáng cầu thang đẹp nhưng lại xấu về phong thủy cầu thang nhà ống.
Tiêu chí lựa chọn cầu thang nhà ống 4m và 5m
– Kích thước chiều cao của cầu thang tại phần lan can từ phần mặt của bậc thang đến tay vịn là 90mm, không được thấp hơn 80mm.
– Số bậc thang của nhà ống: Tổng số bậc cầu thang phải được rơi vào cung “ Sinh”, tương đương với số lẻ(bội của 4 cộng thêm 1,ví dụ như 21,17…)
– Vị trí tại phần cầu thang: Không nên đặt tại vị trí trung cung của ngôi nhà, không nên để cầu thang hướng thẳng ra ngõ, không nên bắt đầu hoặc kết thúc tại trước cửa nhà vệ sinh.
Bạn có thể thấy những bài viết chia sẻ kinh nghiệm xây nhà sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Cầu thang cần phải được tựa vào vách trái của ngôi nhà ( vách Thanh Long) giúp mang đến khí lực. Theo như quan niệm của phong thủy cầu thang nhà ống, hướng cầu thang thang tốt sẽ được uốn lượn theo thế rồng cuộn (long bàng).
Một số lưu ý về phong thủy cầu thang nhà ống khi lắp đặt
Đối với vị trí đặt cầu thang không nên
– Cầu thang đặt giữa nhà: Nếu bạn đặt cầu thang giữa nhà trông sẽ rất bị như có vật cản trở, cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống trong nhà hẹp mất đi tính thẩm mỹ cũng phòng không được đẹp ưng ý, mất đi tính phong thủy, đây là cách bài trí không hợp lý, như vậy nhiều điều không may mắn, thuận lợi sẽ đến với gia chủ.
Với cách bài trí như thế này không gian căn phòng sẽ bị cạn kiệt hết nguồn sinh khí, như vậy rất ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, và đối với những cầu thang xoắn ốc lại càng nguy hiểm hơn, do vậy mà nên có những cách bài trí hợp lý để không gian căn phòng được đẹp và tiện nhất.
– Cầu thang hướng thẳng cửa chính
– Cầu thang ở phía sau nhà
– Xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang
– Cầu thang đặt đối diện với bếp
– Cầu thang đặt đối diện với nhà vệ sinh: Theo quan niệm xưa không nên đặt cầu thang đối diện nhà vệ sinh, vì như vậy chúng sẽ ảnh hưởng đến may mắn cho gia chủ, bởi không gian nhà vệ sinh là nơi tập trung những luồng khí không tốt, những âm khí, mùi hôi khó chịu sẽ theo cầu thang lên khắp căn phòng trên tầng trên, như vậy không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến may mắn cho gia chủ.
Cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống, cầu thang nhà ống 5m không nên đặt đối diện nhà vệ sinh là cách bố trí hợp lý và hiện đại nhất mang đến cho gia chủ có được những món đồ nội thất đẹp nhất cũng như gia chủ được thoải mái hơn trong chính căn phòng nhỏ đẹp và tiện lợi.
– Cầu thang bị thiếu ánh sáng.
– Cầu thang theo 1 trong 3 hướng: Đông, Tây Nam, Đông Nam

Cần tránh đặt phong thủy cầu thang nhà ống đối diện nhà vệ sinh
Đối với chân cầu thang: không nên đặt thẳng hướng cửa chính, nhà vệ sinh và nhà bếp
Đối với độ dài cầu thang: Không nên làm cầu thang quá dài, vì càng dài thì khí lưu thông giữa các tầng lại càng yếu.
Đặt cầu thang tại các vị trí trên sẽ gây cảm giác bí bách về không gian. Hơn hết, việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những mẫu cầu thang đặt tại nơi thiếu diện tích; Độ dốc cao còn gây nguy hiểm đối với người sử dụng. Nhất là với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Theo thiết kế truyền thống người ta thường đặt cầu thang nhà ống phía sau nhà. Cách bố trí này đã quá lỗi thời .Không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn vi phạm phong thủy đại kỵ.
Bởi nếu đặt cầu thang ở phía sau nhà lên các tầng trên thì cát khí, sinh khí sẽ dần suy yếu. Người trong nhà sức khỏe suy kém, tài lộc cũng sa sút. Nguy hiểm hơn, khi dương khí suy nặng, âm khí cực vượng sẽ dễ mắc các bệnh về thần kinh.
Hiện nay, đa phần các mẫu nhà ống thường chọn cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống ở khoảng giữa nhà. Nằm phân cách giữa phòng ăn và phòng khách. Tuy nhiên, đặt ở khoảng giữa nhà không có nghĩa là đặt ở chính giữa căn nhà. Mà tốt nhất nên đặt ở vị trí vách trái hoặc có thể thiết kế cầu thang theo hình chữ L.
Với các căn nhà nhiều tầng, nên giữ đúng bố cục và vị trí của cầu thang ở mỗi tầng. Không nên thay đổi, sẽ làm rối loạn trường khí trong nhà. Gây ra những trường khí hỗn loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vận khí.
Cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống đạt chuẩn
Để có được những thiết kế cầu thang đẹp, hợp phong thủy. Hãy cùng DreamHouse tìm hiểu một số nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà ống sau đây nhé!
Vị trí cầu thang
Theo quan niệm của người xưa, cầu thang có chức năng dẫn dắt luồng khí tốt vào trong ngôi nhà. Thay vì phong thủy cầu thang nhà ống hướng ra cửa, chân cầu thang nên đi từ hướng tốt, tránh thiết kế cầu thang cuối nhà sẽ khiến cho khí tốt bị suy giảm.
Cầu thang phong thủy được bố trí theo các cung: Âm quý nhân, Dương Quý Nhân, Thiên mã, Thiên Lộc, Đào Hoa. Bên cạnh đó tránh các cung Thiên hình, Đại sát – điểm cung thần sát. Thiết kế cầu thang nhà ống nên đặt cầu thang ở những vị trí thoáng, nhiều sinh khí.
Trong thiết kế nhà ống, các KTS khuyên rằng nên tìm cách bố trí trí cầu thang trong nhà ống kết hợp giếng trời để dễ dàng đón nhận ánh sáng tốt.

Bố trí phong thủy cầu thang nhà ống theo kiểu giếng trời
Tổng số bậc thang
Trong phong thủy cầu thang nhà ống, số bậc cầu thang thường là những số lẻ như: 17, 19, 21, 23… được tính theo công thức: 4n+1. Số bậc cầu thang được tính từ bậc đầu tiên cho đến bậc cuối cùng rơi vào cung sinh trong vòng tuần hoàn “sinh, lão, bệnh, tử”. Tìm hiểu công thức chia bậc cầu thang và hóa giải cung tốt xấu
Kết cấu cầu thang
Lan can cầu thang ngoài tác dụng đảm bảo yếu tố phong thủy cho ngôi nhà. Trong phong thủy còn là lá bùa bình an tạo sự yên tâm, tự tin cho gia chủ.
Ngoài ra, trong thiết kế cầu thang nhà phố. Việc để hở các bậc cầu thang sẽ khiến cho vượng khí bị phân tán làm ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Vì vậy, gia chủ nên thiết kế cầu thang kín đảm bảo phong thủy cầu thang nhà ống tốt nhất.
Cầu thang trong nhà ống không được “hở”
Một trong những cách bố trí cầu thang trong nhà ống đẹp, hợp lý, lôi cuốn người nhìn chính là người dùng cần phải thiết kế cầu thang dành cho nhà ống trở nên hiện đại, gọn gàng hơn, giúp mở rộng không gian và khiến cho căn nhà trở nên lôi cuốn, hiện đại và gọn gàng hơn. Điều này cũng giúp mang đến cho không gian căn nhà trở nên hữu ích khi đặt được nhiều món đồ hơn.
Bên cạnh đó, trong phong thủy cầu thang nhà ống, bố trí cầu thang nhà ống không được hở nhau còn giúp cho căn phòng luôn có vượng khí thông suốt, từ dưới lên trên. Vì thế, nếu gia chủ biết cách bố trí cầu thang nhà ống không có kẽ hở giữa các tầng sẽ mang đến tài lộc dành cho gia đình để giúp cho nguồn vượng khí của gia đình không bị phân tán, làm ảnh hưởng đến những tiện ích ngôi nhà, mang đến may mắn, sự thuận lợi và suôn sẻ trong công việc. Bên cạnh đó, cầu thang nếu không hở sẽ giúp trẻ con dễ dàng di chuyển, không sợ bị té ngã.
Cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống nên đặt cầu thang nép vào tường, lệch với cửa chính
Cách bố trí cầu thang như thế này là hoàn toàn hợp lý, mang đến không gian căn phòng đẹp ưng ý cũng như những món đồ nội thất sẽ được sắp xếp một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn, người dùng sẽ có được không gian thoải mái và tiện ích nhất.
Cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống, mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng nên đặt cầu thang nép vào tường, cầu thang dọc theo nhà lệch với cửa chính sẽ không bị xung đột các luồng khí trong căn phòng, mang đến cho người dùng có được nhiều may mắn, thành công cũng như được thuận lợi hơn trong công việc, làm ăn.
Và cách bài trí này còn tạo nên sự vững chắc cho gia chủ khi bước lên cầu thang, mang đến sự an toàn cũng như cảm giác thoải mái hơn khi được bước lên từng bậc cầu thang, như vậy cách bài trí này là hoàn toàn hợp lý, mang đến cho người dùng có được không gian thoáng đãng hơn, đúng phong thủy và đầy tiện nghi.
Đặt cầu thang ở vị trí phía cuối nhà
Với những ngôi nhà ống có chiều sâu vừa phải, một số gia chủ chọn cách đặt cầu thang ở cuối nhà, kết hợp với giếng trời. Đây cũng là một phương án tốt, nếu các khu chức năng được bố trí cân đối, hợp lý và không cản trở lưu thông qua lại. Với phương án này, gia chủ cần chú ý không để lối đi lên cầu thang hướng ra cửa hoặc đối diện nhà vệ sinh, phòng bếp.
Đặt cầu thang ở một bên tường, lệch so với cửa chính
Đây là một lựa chọn vị trí tốt hơn cho phong thủy cầu thang nhà ống và phù hợp với bố cục thiết kế mở trong những ngôi nhà ống hiện đại. Cách bố trí này cũng giúp khu vực phía trong được cung cấp ánh sáng đầy đủ, các phòng chức năng có sự liên kết mở, rất thông thoáng.
Nếu chọn đặt cầu thang theo phương án này, nên có đảo bếp, quầy bar hoặc bình phong che chắn khu bếp, để tránh rơi vào thế “lộ táo”.
Lưu ý, dù chọn bố trí cầu thang ở giữa hay lệch về một bên nhà, gia chủ cũng cần tránh để cầu thang đối diện với cửa chính hoặc nhà vệ sinh.

Bố trí phong thủy cầu thang nhà ống lệch so với cửa chính
Không bố trí tiểu cảnh nước dưới gầm cầu thang
Nhà ống nhỏ hẹp nên không có sân vườn, những chủ nhà muốn có không gian xanh thường chọn gầm cầu thang để bố trí tiểu cảnh nước, hòn non bộ. Tuy không tạo ra năng lượng xung đột nhưng gầm thang là nơi thiếu sáng, để tiểu cảnh nước dễ sinh khí tù đọng, không tốt cho phong thủy cầu thang nhà ống.
Để tạo góc thư giãn nhỏ cho nhà ống, gia chủ nên tạo một tiểu cảnh khô dưới gầm thang với sỏi, đá, cành cây khô, đồ gốm… Cách bố trí này giúp tận dụng gầm thang và có thêm không gian sinh động cho ngôi nhà. Nếu muốn có thêm khoảng xanh cho nhà ống, nên chọn các loại cây cảnh trong chậu.
Ngoài tiểu cảnh khô, cách tận dụng gầm cầu thang nhà ống tốt nhất là để kệ lưu trữ, tủ chứa đồ đạc, nên thiết kế khép kín để tránh bụi bẩn.
Không bố trí nơi ở, sinh hoạt dưới gầm cầu thang
Diện tích nhà ống rất hạn hẹp vì vậy nhiều người thường tận dụng gầm cầu thang để bố trí phòng bếp, phòng làm việc, hay thường thấy nhất là phòng vệ sinh. Những cách bố trí này đều không tốt về mặt phong thủy cầu thang nhà ống.
Cầu thang màu đen, bên dưới là phòng khách với kệ đồ, bàn ghế gỗ, manocanh mặc váy trắng, lọ hoa… Các khu chức năng dưới gầm cầu thang nhà ống tuy tận dụng được diện tích nhưng có nhiều bất tiện.
Bởi lẽ khu vực dưới gầm thang thường khá chật chội, khi lưu thông sẽ gây tiếng ồn, bụi bẩn rơi xuống dưới… nên không thích hợp với các chức năng sinh hoạt. Với nhà vệ sinh, đây là nơi phát sinh ra những khí xấu, mà cầu thang là nơi dẫn khí nên sẽ đưa những khí xấu này lên các phòng phía trên. Ngoài ra, cầu thang cần đặt ở vị trí tốt, còn nhà vệ sinh lại hợp với các vị trí hung trong nhà, bố trí nhà vệ sinh dưới gầm thang sẽ làm giảm sát khí của cầu thang.
Không nên dùng cầu thang xoắn ốc cho phong thủy cầu thang nhà ống
Cầu thang xoắn ốc rất được ưa chuộng trong các không gian sống nhỏ hẹp như nhà ống bởi kiểu dáng thanh nhã, chiếm rất ít diện tích. Tuy nhiên, về mặt phong thủy cầu thang nhà ống, cầu thang xoắn ốc gây thoái khí, khí dẫn lên bị xoắn theo trục dọc tạo sự bất ổn, nếu đặt giữa nhà lại càng xấu, khiến sinh khí bị hút cạn.
Tùy vị trí cầu thang với các phương vị của nhà mà hại gia chủ hoặc các thành viên khác trong nhà như sau: (Càn – Cha), (Khảm – Trung nam), (Chấn – Trưởng Nam), (Cấn – Thiếu nam), (Khôn – Mẹ), ( Ly – Trung nữ), (Tốn – Trưởng nữ), (Đoài – con út).
Vị trí xoắn của cầu thang nằm ở gần khu vực phòng ngủ hay phòng làm việc của người nào thì thì có khả năng hung khí của người đó càng cao không hề tốt chút nào.
Thiết kế thêm giếng trời để tăng nguồn vượng khí
Nhà ống tại các đô thị thường có diện tích bề ngang nhỏ hơn rất nhiều so với chiều sâu. Hơn nữa, nhà ống thường cũng chỉ có một mặt thoáng duy nhất chính là mặt tiền, nên những không gian phía trong thường tối tăm, thiếu dương khí. Do đó, giếng trời là một phần rất cần thiết với phong thủy cầu thang nhà ống, giúp mang lại ánh sáng tự nhiên, gió, không khí, tăng cường dương khí cho ngôi nhà. Gia chủ có thể thiết kế kết hợp giếng trời với cầu thang ở khu vực giữa nhà, hoặc bố trí giếng trời riêng phía cuối nhà. Kích thước giếng trời cần phù hợp với diện tích nhà, bên dưới có thể đặt vài chậu cây xanh để mang lại sinh khí tươi mới cho không gian sống.

Thiết kế giếng trời cho phong thủy cầu thang nhà ống
Các mẫu thiết kế đẹp hợp phong thủy cầu thang nhà ống
Với mỗi một loại không gian ngôi nhà khác nhau thì việc lựa chọn những mẫu thiết kế cầu thang đẹp, phù hợp cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà lớn hay nhỏ thì ta nên lựa chọn những kiểu cầu thang phù hợp để đảm bảo không gian của ngôi nhà được rộng rãi và thoáng đãng.
Cầu thang thẳng
Những thiết kế hình dáng đơn giản, thường được dùng khi bố trí cho phong thủy cầu thang nhà ống loại tầng thấp. Những thiết kế cầu thang đơn giản và thanh mảnh mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho không gian nhà ở.
Cầu thang dọc nhà ống
Bố trí cầu thang dọc nhà ống là một cách khá phổ biến trong thiết kế nhà ống hiện nay. Tuy nhiên với cách bố trí này, các KTS thường kết hợp lan can bằng kính giúp cho tầm nhìn không bị bó lại, và tạo nên nét sang trọng hơn.
Cầu thang ngang nhà ống
Với đặc trưng của thiết kế nhà ống, cách bố trí cầu trang cần được tính toán rõ ràng. Với các mẫu thiết kế cầu thang ngang nhà ống thường được tận dụng không gian gầm cầu thang để thiết kế kệ đặt tivi, kệ giày, …kệ trang trí. Đây là một cách giúp tiết kiệm không gian hiệu quả.
Cầu thang chữ L
Loại cầu thang có hình dáng đơn giản và tạo cảm giác chắc chắn. Điểm khác biệt của mẫu cầu thang này là đến 1 đoạn sẽ gập một góc 90 độ về một hướng để chuyển đến điểm mong muốn trên lầu.
Cầu thang đổi chiều 180°
Mẫu cầu thang này thuộc về cùng một “loại” của cầu thang thẳng và cầu thang hình L. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là đến 1 mức độ cao nào đó thì nó sẽ gập 1 góc 180 độ ngược hướng đi lên phía trên. Cầu thang loại này tiết kiệm diện tích hơn so với loại cầu thang thẳng và rất thích hợp với phần góc của ngôi nhà hoặc dùng để ngăn cách giữa các khu vực.
Cầu thang uốn cong
giống như cầu thang chữ L nhưng mang chúng mang giá trị thẩm mĩ cao hơn. Kiểu cầu thang cong xoắn rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
Cầu thang xoắn ốc: loại cầu thang này rất tiết kiệm diện tích, chúng giữ cho không gian trong kiến trúc được thông thoáng và mang lại giá trị tạo hình cao.
Chất liệu trong phong thủy cầu thang nhà ống
Tùy theo phong cách và sở thích của mỗi gia đình mà chúng ta sử dụng nhiều chất liệu cầu thang khác nhau như là: kính, gỗ, inox, sắt,…
Cầu thang gỗ: luôn là một lựa chọn lý tưởng bởi tính bền đẹp của nó. Cầu thang gỗ được sử dụng ở nhiều không gian khác nhau không bị lỗi thời. Những mẫu cầu thang gỗ rất được ưa chuộng trong những thiết kế cổ điển, hiện đại và sang trọng.
Cầu thang kính cường lực: việc sử dụng kính trong suốt giúp cho không gian trở nên thông thoáng và rộng mở hơn. Kính cường lực chịu được lực khá tốt, tạo cái nhìn đẹp mắt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Với kiểu thiết kế này giúp ngôi nhà của bạn tận dụng được ánh sáng tự nhiên lan tỏa đều trong phòng.

Một số chất liệu sử dụng cho phong thủy cầu thang nhà ống như inox, sắt, gỗ
Cầu thang bằng kim loại: như là sắt, thép hay inox,… Vật liệu bằng kim loại thích hợp cho kiểu cầu thang xoắn ốc hoặc cầu thang có thanh tay vịn thẳng. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp thêm vật liệu bằng kính để làm tăng thêm vẻ sang trọng và hấp dẫn.
Trên đây là những kiến thức cũng như cách bố trí phong thủy cầu thang nhà ống đúng chuẩn. Ngoài vấn đề phong thủy, bạn cũng cần lưu ý đến diện tích, cách trang trí và lựa chọn mẫu cầu thang đẹp phù hợp với căn nhà của mình nữa nhé.